Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Không tham lam trộm cắp

là “Giới Đức Buông Xả”. Người tu sĩ cũng như những người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này. Người có đức buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản.

Làm ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng không vì thế để của cải làm khổ mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất. Người có đức buông xả thường tư duy vật chất thế gian tạo thành “sanh y” nghĩa là các pháp vây quanh chúng ta tạo thành cuộc sống.

Của cải càng nhiều cuộc sống càng khổ đau nhiều. Người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người có tâm hồn giải thoát, là người tu tập đúng chánh pháp của đạo Phật, là người sống đúng Giới hạnh của bậc Thánh cư sĩ nam và Thánh cư sĩ nữ.

Giới Đức Buông Xả giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm, dính mắc. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Đức Buông Xả. Cần lao làm ra của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc tiền của làm ra được, đó là hành động tốt.

Làm ra của cải giúp cho mọi người khác, hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả. Nhờ có sống đúng với đức cần lao nên không thành kẻ ăn bám của xã hội, không thành gánh nặng cho những người khác.

Cho nên, lập đức buông xả nhưng phải cần lao vì mình, vì người, để sự hiện hữu của mình có ích cho mình, cho người, chứ không phải bỏ đời, trốn đời như người ta đã nghĩ sai về Phật giáo. Giới Đức Buông Xả đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự. Người muốn sống được giới đức buông xả này thì phải thường xuyên quán các pháp vô thường, vô ngã, do duyên hợp và thường đau khổ.

Gợi ý